Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019
Home »
» Phân loại các loại mắc cài hiện nay
Phân loại các loại mắc cài hiện nay
Xét về chất liệu chế tạo thì niềng răng mắc cài được chia thành 2 loại như sau:
- Mắc cài kim loại: Tiết kiệm chi phí hơn, độ bền và khả năng chịu lực kéo tốt hơn, khó bị bung tuột trong quá trình niềng răng. Nhưng mắc cài kim loại lại có nhược điểm nhìn dễ lộ hơn mắc cài sứ.
- Mắc cài sứ (Hay còn gọi mắc cài pha lê): Tính thẩm mỹ cao hơn nhưng độ bền kém hơn, dễ bị vỡ, bị bung tuột trong quá trình ăn uống. Phân loại mắc cài theo cấu tạo và tính năng
Hình ảnh mắc cài kim loại và mắc cài sứ
Xét về cấu tạo và tính năng, niềng răng mắc cài được chia thành 2 loại sau:
- Niềng răng mắc cài thường: Dùng thun buộc để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Trong suốt quá trình niềng răng, dây cung sẽ di chuyển qua lại để tạo lực kéo răng. Thun buộc là vật dụng dùng để cố định không cho dây cung di chuyển qua lại tạo ra lực ma sát của răng với mắc cài. Nhưng thun buộc thường có sự đàn hồi không cố định, dễ bị lỏng lẻo và bung tuột làm ảnh hưởng đến tiến trình dịch chuyển của răng.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Có thiết kế chốt tự động linh hoạt, cố định trong rãnh mắc cài. Nhờ thế, dây cung sẽ chắc chắn hơn, không bị bong ra, không gây đau răng và không ảnh hưởng đến thời gian niềng răng. Do đó, thời gian niềng răng mắc cài tự động thường sẽ ngắn hơn so với mắc cài thường.
Hình ảnh mắc cài tự buộc
Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài
- Ưu điểm của niềng răng mắc cài:
+ Tiết kiệm chi phí: So với niềng răng không mắc cài (Niềng răng trong suốt) thì niềng răng mắc cài tiết kiệm chi phí hơn. Phù hợp với những đối tượng có thu nhập không cao.
+ Thời gian niềng răng nhanh chóng, ổn định.
+ Hiệu quả niềng răng dài lâu, bền vững, an toàn, không gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
-Nhược điểm của niềng răng mắc cài:
+ Tính thẩm mỹ không cao bằng niềng răng trong suốt.
+ Vệ sinh răng miệng khó khăn hơn niềng răng trong suốt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét