Những điều cần biết khi niềng răng
Trước khi quyết định
niềng răng có vô số những điều cần biết để có phương pháp chăm sóc răng đúng
cách, tăng hiệu quả điều trị, nhanh chóng sở hữu hàm răng đều và đẹp như ý.
Dưới đây sẽ là những hướng dẫn cụ thể giúp các bạn có thể vệ sinh răng tốt hơn
trong quá trình niềng nhé!
Trước
khi quyết định niềng răng bạn nên làm gì?
Trước khi niềng răng
có vô số những điều bạn cần tìm hiểu và lưu ý để đảm bảo sự thuận
lợi cũng như đạt kết quả tốt nhất sau khi tháo niềng. Đầu tiên, để
bắt đầu cho kế hoạch niềng răng trong khoảng thời gian dài bạn cần chuẩn bị kỹ
2 yếu tố: Xác định tình trạng răng và lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín.
Xác
định tình trạng răng miệng
Trước khi niềng răng
bạn cần đến nha khoa để các bác sĩ trực tiếp thăm khám xác định tình trạng răng
cũng như mức độ sai lệch của răng. Để xác định tình trạng răng các bác sĩ sẽ
tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang chính diện và sọ nghiêng để xác định cấu
trúc xương hàm, thế mọc răng. Chụp ảnh trong miệng và ngoài mặt để phân tích
mức độ sai lệch của răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt nụ cười từ đó có thể
dự đoán được sự cải thiện thẩm mỹ sau khi niềng, đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành
lấy dấu mẫu hàm bằng cách đổ mẫu hàm bằng thạch cao, mô phỏng hàm răng của bệnh
nhân trên thực tế để quan sát và có cái nhìn tổng thể.
Từ những cơ sở dữ liệu
thu thập được qua phim X-quang, ảnh chụp hình trong miệng ngoài mặt, dấu mẫu
hàm thạch cao, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng răng bạn thuộc trường hợp nào
và mức độ phức tạp ra sao từ đó có thể lập phác đồ, cũng như những chỉ định
trong kế hoạch điều trị phù hợp và tốt nhất.
Có 4 tình trạng răng
thường gặp và cần phải điều trị chỉnh nha để cải thiện là:
- Răng
hô
- Răng
móm
- Răng
thưa
- Răng
lệch lạc
Bạn cũng có thể xác
định tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc với mắt thường bằng cách soi gương
hoặc chụp ảnh ở góc chính diện và góc nghiêng: Trường hợp răng hàm trên nhô ra
nhiều hơn so với răng hàm dưới là tình trạng răng hô, ngược lại hàm dưới đưa ra
nhiều hơn so với hàm trên thì thuộc và tình trạng răng móm. Đối với răng thưa
là khoảng cách giữa các răng bị hở hay cách xa nhau, răng lệch lạc là tình
trạng các răng mọc không đều đặn thò ra thụt vào hay mọc chồng lên nhau.
Với mỗi tình trạng
răng ở một mức độ khác nhau sẽ có phương pháp cũng như cách điều trị khác nhau.
Đối với trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có
thể thoải mái niềng răng với các phương pháp niềng răng thẩm mỹ các loại mắc
cài trong suốt. Nhưng đối với các trường hợp răng ở mức độ khó hay phức tạp thì
phương pháp niềng thường được bác sĩ chỉ định là niềng răng kim loại
và thời gian niềng cũng sẽ kéo dài hơn rất nhiều.
Lựa
chọn nha khoa uy tín và chất lượng
Để đảm bảo hiệu quả
niềng răng chỉnh nha, bạn cần lựa chọn cho mình nha khoa uy tín và chất lượng.Hiện nay, có rất nhiều nha khoa thực hiện
niềng răng thẩm mỹ, nhưng để có thể tin tưởng và “chọn mặt gửi vàng” bạn nên
chỉnh nha ở các phòng khám chuyên sâu về niềng răng.
Các tiêu chí để lựa
cho nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng:
- Nha khoa phải được
Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
- Đội ngũ bác sĩ niềng
răng giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.
- Cơ sở vật chất,
trang thiết bị hỗ trợ niềng răng hiện đại.
- Có phòng vô trùng,
nha khoa sạch sẽ và có xử lý rác thải y tế.
- Đặc biệt có hợp đồng
cam kết hiệu quả điều trị sau khi niềng răng
Những
điều cần ghi nhớ trong quá trình niềng răng
Cách
giảm ê buốt trong khi niềng
Ê buốt, căng tức là
cảm giác thường gặp khi bắt đầu gắn niềng răng, nhất là niềng răng mắc cài kim loại, cả răng và lợi có thể rơi vào
tình trạng đau hay ê buốt từ khoảng 3 - 5 ngày đầu tiên. Việc đau nhức này
là điều dễ hiểu, không chỉ răng, nướu mà lưỡi và má cũng có thể bị đau do chưa
quen với các mắc cài. Lúc này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế
tình trạng đau nhức, nhưng phải sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ, không được
dùng bừa bãi.
Ngoài ra trong ăn uống
bạn nên hạn chế việc ăn các loại thực phẩm quá cứng hay quá dai để
giảm bớt sự đau ê. Khi vệ sinh răng miệng để hạn chế nhức răng, bạn có thể súc
miệng bằng nước muối ấm, dùng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng với các
đầu chải lông mềm, kem đánh răng cho người niềng giúp răng hạn chế cảm giác ê
buốt trong quá trình niềng răng.
Để hạn chế nhức răng, bạn có thể súc miệng
bằng nước muối nóng.
Chải
răng nhẹ nhàng trong quá trình niềng răng
Chải răng đúng cách
trong quá trình niềng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công
cho ca niềng. Khi bạn biết chải răng đúng cách cũng đồng nghĩa với
việc sẽ hạn chế được vô số những nguy cơ gây nên các bệnh lý, các tổn thương trên
răng và mô mềm. Theo các bác sĩ nha khoa khuyên mỗi ngày nên chải răng từ
3 - 4 lần (chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ) để làm sạch, không để thức
ăn dư thừa dính vào gây hại cho răng.
Đặc biệt đối với các
bạn đang niềng thì việc chải răng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc
hơn và kỹ lưỡng hơn, nhất là những lần chải răng sau khi ăn. Bởi khi niềng răng
các thức ăn rất dễ bám vào mắc cài nếu không được vệ sinh kỹ có thể dẫn đến
tình trạng sâu răng, hôi miệng, thức ăn giắt vào khung niềng gây mất thẩm mỹ...
Các bước chải răng
đúng cách:
- Bước
1: Sử dụng bàn chải lông mềm, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ (bằng hạt
đậu).
- Bước
2: Đặt bàn chải góc nghiêng 45 độ chải nhẹ nhàng xoay tròn bề mặt
răng theo chiều kim đồng hồ.
- Bước
3: Lần lượt chải sạch từ mặt ngoài vào mặt nhai và đừng quên mặt lưỡi nhé.
- Bước
4: Chải răng ít nhất 3 phút, khi chải lưu ý nhẹ nhàng để tránh việc
bung sút mắc cài hay gây ê răng.
- Bước
5: Cuối cùng bạn có thể làm sạch miệng bằng các loại nước súc miệng.
Lưu ý: Sau khi ăn các
thực phẩm chứa axit như chanh, cam, quýt, khế... thì không nên đánh răng,
vì lúc này các axit đang làm cho men răng yếu đi, nếu đánh răng sẽ gây tổn hại
cho men răng. Ngoài ra bạn cũng nên dùng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng
trong quá trình niềng như chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải kẽ... Để
làm sạch thức ăn bám trên răng mắc cài và các kẽ răng.
Mẹo
xử lý mắc cài bị bung sút trong khi niềng răng
Trong quá trình niềng
răng, việc các mắc cài bị bung sút là điều rất dễ xảy ra. Lý do bung sút mắc
cài thường được nhiều bạn chia sẻ gắn với các kỷ niệm vui trong quá trình niềng
như việc thèm ăn đồ cứng, gặm chân gà... dẫn đến bung sút hoặc thậm chí gãy mắc
cài. Trong trường hợp này bạn không cần phải hoảng sợ hay lo lắng, chỉ cần giữ
chiếc mắc cài bị bung và liên hệ đến hotline nha khoa niềng răng để được hỗ
trợ, hướng dẫn hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ để được gắn lại mắc cài. Ngoài việc
bung sút mắc cài thì đôi khi chuỗi dây cung có thể bị nhô ra và cọ
vào môi, má gây khó chịu… lúc này các bạn có thể sử dụng sáp nha
khoa đặt vào các vùng bị xước để giảm sự khó chịu và lành vết xước.
Chế
độ ăn uống hợp lý khi niềng răng
Trong khi niềng răng,
chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả
điều trị cũng như hạn chế mắc cài bị bung, ở những tuần đầu tiên khi gắn mắc
cài hay mỗi đợt tái khám siết răng, bạn nên đặc biệt ăn các thức ăn mềm và
được cắt nhỏ. Với những loại thực phẩm quá cứng thì nên nấu kỹ để giảm bớt lực
nhai của răng.
Các loại thực phẩm nên
kết thân trong khi niềng răng:
- Các sản phẩm từ sữa
như phô mai, bơ mềm, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua đầy dinh
dưỡng.
- Các sản phẩm từ
trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…
- Thức ăn được chế
biến từ ngũ cốc: Bột ngũ cốc, đậu hũ, tàu hũ…
- Các loại thực phẩm
dinh dưỡng như: Thịt heo, bò, gia cầm và hải sản là những thực phẩm không thể
thiếu và rất tốt sức khỏe cũng như răng miệng.
- Rau xanh, củ quả:
Hoa quả, rau củ giòn chứa hàm lượng vitamin, chất khoáng rất có lợi cho sức
khỏe toàn thân kể cả răng miệng.
Những thực phẩm gây
hại đến răng cần né xa
- Hạn chế bánh kẹo,
các loại đường vì thức ăn chứa nhiều đường dễ làm phát sinh các axit và các
mảng bám gây các bệnh lý về răng…
- Soda và kẹo là hai
thực phẩm chứa màu sắc nhân tạo có thể vàng răng, xỉn màu răng.
- Bia, rượu vừa làm
vàng ố răng và khiến răng nhạy cảm hơn dẫn đến hỏng men răng.
- Trà, cà phê: Chứa
nhiều caffeine, tác động tiêu cực đến cơ thể, làm xỉn màu răng.
- Thức ăn nhanh như
khoai tây chiên, thức ăn chiên giòn vì trong chúng có nhiều tinh bột dẫn đến
sâu răng nếu không vệ sinh kỹ.
Chăm
sóc răng đúng cách sau khi tháo niềng
Sau khi tháo niềng ắt
hẳn nhiều bạn sẽ háo hức, vui mừng và mong chờ sẽ được ăn thoả thích mà
không cần phải cắt nhỏ như khi đang đeo niềng răng vì đã phải nhịn và kiềm chế
với nhiều món ngon khi niềng. Nhưng trên thực tế, sau khi tháo niềng bạn vẫn
phải dè chừng rất nhiều về việc ăn uống, cũng như cần có một chế độ chăm sóc
răng đúng cách không khác khi niềng răng để giúp răng ổn định với cấu trúc mới
thay đổi.
Sau khi niềng răng bạn
sẽ phải đeo hàm duy trì hay còn gọi là máng duy trì trong suốt để giữ răng cứng
chắc, ổn định. Bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo hàm duy trì ít nhất
20h/ngày, để răng không gặp tình trạng xê dịch, cần chăm sóc răng và vệ sinh
máng duy trì để đảm bảo răng khỏe mạnh. Đồng thời bạn vẫn nên duy trì thói quen
cắt nhỏ thức ăn, bởi mới tháo niềng răng bạn chưa hoàn toàn cứng chắc với sự
thay đổi mới nên vẫn cần thiết thời gian định hình và cố định răng, cũng như
khung xương hàm mới. Tuy nhiên, việc ăn uống sẽ có những thoải mái nhất định
hơn so với khi còn đang niềng.
Ngoài ra mỗi tháng bạn
cần tuân thủ việc tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và duy trì hàm răng đẹp
hoàn mỹ sau khi tháo niềng của bạn. Trên đây là những lưu ý cần biết khi niềng
cần biết, chúc các bạn tự tin dũng cảm niềng răng để sở hữu nụ cười tươi, tự
tin trong cuộc sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét